Khái niệm trình tạo lập thị trường tự động (AMM)
Vào 2017, AMM lần đầu tiên được giới thiệu bởi Vitalik Buterin và một năm sau đó nó được ra mắt công chúng trên nền tảng Uniswap, AMM với cách viết đầy đủ là Automated Market Maker (Trình tạo lập thị trường tự động), đây là một giao thức giao dịch phi tập trung (DEX) độc đáo chưa từng xuất hiện trước đây. Với sự hỗ trợ của Nhà tạo lập thị trường tự động, người dùng có thể giao dịch tài sản kỹ thuật số mà không cần đến sự tham gia của bên trung gian thứ ba. Giao thức này đảm bảo quá trình khớp lệnh trên sàn giao dịch diễn ra tự động, sử dụng một thuật toán định giá chính xác dựa trên cung và cầu của thị trường.
Có thể hiểu đơn giản, AMM (Trình tạo lập thị trường tự động) là một phương pháp cho phép các nhà giao dịch mua bán tài sản kỹ thuật số trong môi trường ngang hàng (peer-to-peer) một cách dễ dàng mà không cần đến bất kỳ bên trung gian nào.
Một trong những lý do chính khiến Trình tạo lập thị trường tự động (AMM) trở nên phổ biến là bởi vì tính tiện lợi và dễ sử dụng của nó, hơn nữa phí giao dịch thấp hơn khi so với các giao thức giao dịch tập trung truyền thống. Ngoài ra, AMM hoạt động nhanh hơn các hệ thống tập trung. Chúng được vận hành mượt mà nhờ vào việc ứng dụng hợp đồng thông minh (smart contracts) vào hệ thống và được bảo mật mạnh mẽ bởi mạng lưới blockchain.
Trình tạo lập thị trường tự động (AMM) hoạt động như thế nào?
AMM không sử dụng sổ đặt lênh truyền thống như các hệ thống sàn giao dịch tập trung. Trình tạo lập thị trường tự động hoạt động dựa trên các thuật toán đã được lập trình sẵn trước và hợp đồng thông minh để thực hiện các giao dịch và hỗ trợ các nhà giao dịch mua/bán các loại tiền điện tử dựa trên tính thanh khoản của quỹ thanh khoản (liquidity pool).
Không giống như các sàn giao dịch tập trung, trong các giao thức Trình tạo lập thị trường tự động (AMM), bất kỳ người dùng nào cũng có thể cung cấp thanh khoản vào quỹ thanh khoản, miễn là họ đáp ứng các điều kiện đã được quy định trước trong hợp đồng thông minh. Người cung cấp thanh khoản có thể kiếm được khoản thu nhập thụ động từ việc đó và có thể thực hiện giao dịch trong môi trường được vận hành hoàn toàn tự động mà không có sự can thiệp từ bất kỳ bên thứ ba nào. Các giao dịch được thực hiện thông qua hợp đồng thông minh với mức giá cả công bằng, và minh bạch trên thị trường.
Quỹ thanh khoản
Liquidity pool trong tiếng Việt có thể hiểu là quỹ thanh khoản, đây là các quỹ tiền lớn được sử dụng để thực hiện các giao dịch. Những quỹ này được tạo ra thông qua nguồn tài trợ từ các nhà cung cấp thanh khoản (LPs). Khi staking tiền của mình, những nhà cung cấp thanh khoản này sẽ được nhận lại một phần hoa hồng từ các giao dịch. Khi có bất kỳ giao dịch nào diễn ra trong một quỹ cụ thể, LPs sẽ nhận được một phần thưởng cố định từ khoản đầu tư của họ. Giả sử như trên Uniswap, nhà cung cấp thanh khoản phải nạp hai mã thông báo có giá trị tương đương, ví dụ như ETH/USDT, tức là cổ phần đầu tư được chia thành 50% ETH và 50% USDT.
Bây giờ, một câu hỏi có thể đang xuất hiện trong đầu bạn: liệu ai cũng có thể trở thành nhà tài trợ hoặc nhà cung cấp thanh khoản không? Đúng vậy, bất kỳ ai cũng có thể. Phần thưởng hoặc hoa hồng được xác định thông qua các giao thức đã được thiết lập. Một ví dụ điển hình là Uniswap V2, 0,3% phí trên giao dịch của nhà giao dịch sẽ được thưởng trực tiếp cho nhà cung cấp thanh khoản.
Cơ chế định giá tự động
Trình tạo lập thị trường tự động sử dụng các cơ chế định giá tự động thông qua việc sử dụng một thuật toán đã được lập trình trước. Hệ thống điều chỉnh giá của các loại tiền điện tử và kết nối các tài sản có sẵn trong quỹ thanh khoản để cho người dùng biết về hiện tượng trượt giá và biến động trước khi họ thực hiện một giao dịch.
Phương trình phổ biến nhất mà Uniswap và các nền tảng khác sử dụng để xác định giá trị của một loại tiền tệ cụ thể là: x*y=k.
Trong phương trình này, ‘x’ thể hiện giá trị của tài sản A, còn ‘y’ thể hiện giá trị của tài sản B.
Để hiểu rõ phương trình này, hãy cùng xem qua ví dụ sau. Giả sử có một quỹ thanh khoản cho cặp ETH/USDT trên sàn giao dịch phi tập trung “X”. Nếu một người dùng cần ETH và họ đang nắm giữ USDT, họ chỉ cần chọn cặp giao dịch ETH/USDT và sau đó hoán đổi USDT với ETH. Trong việc này, người dùng thực tế đang lấy ETH ra khỏi quỹ và thêm USDT vào quỹ. Điều này dẫn đến việc giá ETH trong quỹ tăng lên do nguồn cung ETH giảm và ngược lại.
Lợi ích của các trình tạo lập thị trường tự động (AMM)
Cách đây vài năm, việc giao dịch tài sản điện tử không dễ dàng như ngày nay do sự thiếu hiện diện của các sàn giao dịch và các quy định nghiêm ngặt được các chính phủ trên toàn thế giới đề ra. Nhưng nhờ giao thức AMM (Trình tạo lập thị trường tự động) trên các sàn giao dịch phi tập trung dựa trên, những trở ngại này có thể dễ dàng được tháo gỡ. Dưới đây là một số lợi ích mà Automated Market Maker mang lại:
Tăng tính thanh khoản
Trước khi Automated Market Maker được ra mắt, thị trường DEX (sàn giao dịch phi tập trung) đã bị độc quyền bởi chỉ một số “tay chơi lớn”, khiến việc các nhà giao dịch nhỏ khó có thể tham gia thị trường, thậm chí là không thể. Mức độ thanh khoản thấp và môi trường giao dịch không được lành mạnh, vì những “cá voi” này dễ dàng gây ra biến động trên thị trường.
Kể từ khi AMM được đưa vào hoạt động, nhờ vào tính năng không yêu cầu mức giao dịch tối thiểu và tối đa, ngày càng có nhiều người tham gia giao dịch tiền điện tử hơn vì nó tạo môi trường không giới hạn các cơ hội giao dịch. Người dùng trên các sàn giao dịch phi tập trung được hỗ trợ bởi AMM có thể mua các loại tiền điện tử chỉ với số tiền nhỏ khoảng10 đô la.
Chi phí giao dịch thấp
Như đã nêu trước đó, AMM loại bỏ sự cần thiết của các bên trung gian, nhà môi giới và cả ngân hàng trong việc xác nhận giao dịch. Khác với thị trường truyền thống bao gồm các cổ phiếu, nơi các giao dịch được thực hiện thông qua sổ lệnh và nhà tạo lập thị trường (market makers), AMM hoàn toàn dựa trên thuật toán. Chúng tự động cân bằng các lệnh mua và bán bằng cách điều chỉnh giá dựa trên tỷ lệ cung cầu trên thị trường. Mô hình Automated Market Maker không chỉ giảm thiểu chi phí giao dịch mà còn đảm bảo người dùng có thể giao dịch trên thị trường 24/7, họ có thể giao dịch bất cứ lúc nào họ muốn.
Dễ dàng tiếp cận và phi tập trung
Trước khi các sàn giao dịch phi tập trung xuất hiện trên thị trường, tất cả các giao dịch được thực hiện thông qua các sàn giao dịch tập trung hoặc thông qua các sàn môi giới. Các sàn giao dịch này thường yêu cầu người dùng tiết lộ danh tính bằng cách chia sẻ thông tin cá nhân. Do đó, quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu trở thành hai mối quan tâm lớn đối với những người tham gia thị trường tiền điện tử.
Ngược lại với các mô hình tài chính truyền thống này, các sàn giao dịch phi tập trung và AMM cho phép người dùng hoàn toàn ẩn danh trong quá trình giao dịch, vì những nền tảng này không yêu cầu người dùng chia sẻ thông tin cá nhân.
Trình tạo lập thị trường tự động (AMM) so với Sổ lệnh
Sự khác biệt chính giữa mô hình AMM và Order Book là Trình tạo lập thị trường tự động có một quỹ thanh khoản tự động điều chỉnh giá của các tài sản dựa lượng cung cầu của thị trường. Còn ở mô hình Order Book (Sổ lệnh), người mua và người bán đặt giá giao dịch mong muốn của họ, AMM không yêu cầu bất kỳ cơ chế đặt giá thủ công nào. Tất cả việc điều chỉnh giá đều được thực hiện thông qua mô hình điều chỉnh giá tự động.
Các giao thức trình tạo lập thị trường tự động phổ biến
Có rất nhiều giao thức Trình tạo lập thị trường tự động (AMM) có sẵn trên thị trường để các nhà giao dịch lựa chọn. Trong phần này, chúng tôi sẽ giới thiệu về một số những AMM phổ biến, kể từ năm 2023
UniSwap
Uniswap, được ra mắt lần đầu vào năm 2018, là sàn giao dịch phi tập trung sử dụng mô hình AMM đầu tiên, và tính cho đến nay, đây là một trong những sàn giao dịch phi tập trung thành công nhất trong hệ sinh thái DeFi trên tất cả các mạng lưới blockchain. Không chỉ hỗ trợ thuật toán Automated Market Maker, mà Uniswap còn có lượng thanh khoản tốt nhất trên Ethereum Blockchain.
PancakeSwap
Hai năm sau khi Uniswap ra mắt, vào năm 2020, PancakeSwap cũng là một sàn giao dịch phi tập trung được nhiều người biết đến với việc áp dụng giao thức Automated Market Maker, được xây dựng trên nền tảng Binance Smart Chain. PancakeSwap thường được so sánh với Uniswap, và nhiều nhà giao dịch thậm chí còn gọi nó là phiên bản Uniswap trên BNB Chain (Binance Smart Chain). Một trong những ưu điểm chính mà sàn giao dịch dựa trên giao thức AMM này mang lại là mức phí giao dịch thấp và tốc độ xử lý lệnh nhanh, nhờ những ưu điểm này đã giúp nó nhanh chóng trở nên phổ biến trong cộng đồng tiền điện tử.
SushiSwap
SushiSwap là một sàn giao dịch phi tập trung (DEX) khác được xây dựng trên blockchain Ethereum. Nền tảng này được ra mắt vào năm 2020 như một phiên bản phát triển từ UniSwap. SushiSwap đã giới thiệu khái niệm “yield farming” (còn được gọi là “khai thác thanh khoản”) để tăng cường tính thanh khoản trên nền tảng sàn giao dịch của mình.
Rủi ro và Hạn chế của Trình tạo lập Thị trường Tự động (AMM)
Ngoài những lợi ích mà Trình tạo lập thị trường tự động mang lại, giao thức này cũng có một số hạn chế nhất định. AMM dễ bị trượt giá và thua lỗ tạm thời, đây là rủi ro lớn đối với các nhà giao dịch.
Giao dịch chỉ giới hạn ở Altcoin. Hầu hết các sàn giao dịch phi tập trung dựa trên AMM không hỗ trợ giao dịch BTC.
Vì giao thức Automated Market Maker (AMM) là tự động và khởi tạo giao dịch dựa trên các thuật toán được lập trình sẵn trước, nên chúng có nguy cơ bị lợi dụng bởi các thế lực xấu. AMM còn khá mới và phức tạp, bất kỳ lỗi và sai sót nào cũng có thể dẫn đến mất mát lớn về tài sản.
Thua lỗ tạm thời
Các giao thức Automated Market Maker có mức lợi tức hấp dẫn cho các nhà cung cấp thanh khoản, nhưng vẫn có một số rủi ro nhất định mà họ có thể gặp phải. Một trong những rủi ro phổ biến là rủi ro thua lỗ tạm thời (impermanent loss).
Rủi ro thua lỗ tạm thời có thể được xác định là độ chênh lệch giữa giá trị của hai loại tiền điện tử trong quỹ thanh khoản kể từ khi chúng được stake. Sự thay đổi trong mức giá càng lớn, thì mức độ lãi/lỗ càng lớn. Tuy nhiên, rủi ro này có thể được giảm thiểu nếu bạn không rút ra các token đã đầu tư khi quỹ thanh khoản có sự thay đổi trong tỷ lệ giá.
Rủi ro bảo mật
Mặc dù các giao thức Trình tạo lập thị trường tự động có độ an toàn cao, nhưng chúng vẫn có khả năng rủi ro về tính bảo mật. Các lỗi mã hóa và sai sót logic có thể là một mối đe dọa lớn và dẫn đến việc bị mất mát tài chính. Cũng có rủi ro về việc khai thác các khoản vay nhanh. Vì các giao thức AMM hoạt động trên các mô hình tự động được lập trình trước, cho phép người dùng vay mượn số tiền lớn từ quỹ thanh khoản mà không cần tài sản đảm bảo. Những kẻ xấu có thể lợi dụng flash loan (vay nhanh) và can thiệp vào các quỹ thanh khoản.
Tương lai của các trình tạo lập thị trường tự động (AMM)
Tương lai của các giao thức Automated Market Maker (AMM) rất sáng sủa. Vì các ứng dụng phi tập trung DeFi đã, đang và sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, AMM sẽ được áp dụng một cách rộng rãi. Hiện tại, chỉ có một số ít nền tảng DeFi hỗ trợ giao thức AMM. Nhưng với nhiều dự án được ra mắt hàng ngày trong hệ sinh thái DeFi, nhu cầu về AMM sẽ tăng lên trong tương lai, giúp giảm phí giao dịch và có ít biến động hơn trên thị trường.
Những Câu Hỏi Thường Gặp (FAQ)
Các Trình tạo lập Thị trường Tự động đóng (AMM) góp như thế nào vào việc phi tập trung hóa tài chính?
AMM đã có đóng góp to lớn vào việc phi tập trung hóa tài chính bằng cách loại bỏ nhu cầu về các bên trung gian thứ ba, giúp tăng khả năng tiếp cận và tăng cường tính thanh khoản cho thị trường.
Có phải bất kỳ ai cũng có thể trở thành nhà cung cấp thanh khoản trong Nhà tạo lập thị trường tự động không?
Đúng vậy, bất kỳ ai đáp ứng các yêu cầu của hợp đồng thông minh (smart contract) đều có thể trở thành nhà cung cấp thanh khoản trên các nền tảng DeFi dựa trên AMM. Các giao thức Automated Market Maker được thiết kế để trở thành giao thức tự do, cho phép bất kỳ ai từ bất kỳ đâu trên thế giới đều có thể tham gia.
Trình tạo lập thị trường tự động đảm bảo độ chính xác về giá như thế nào?
AMM tuân theo quy luật cung và cầu dựa trên công thức đã được mã hóa trước, công thức này sẽ đảm bảo tính chính xác mức giá của từng đồng coin cụ thể.
Thua lỗ tạm thời trong Trình tạo lập thị trường tự động là gì?
Khoản lỗ tạm thời này đề cập đến sự mất mát tạm thời về giá trị mà các nhà cung cấp thanh khoản có thể gặp phải so với việc chỉ nắm giữ tài sản của họ. Nếu tỷ lệ tài sản trong quỹ thanh khoản thay đổi so với khoản tiền nạp ban đầu, thì các nhà cung cấp thanh khoản có thể bị thua lỗ tạm thời.